Iot là một thuật ngữ không còn quá xa lạ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ máy tính dần được áp dụng và sử dụng phổ biến hơn. Đó là sự ra đời của công nghệ IoT. Vậy IoT là gì và những ứng dụng thực tiễn của chúng ra sao?

Giải thích thuật ngữ IoT

IoT là viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên của cụm từ tiếng anh Internet of Things. Đây chính là thuật ngữ chỉ công nghệ vạn vật kết nối Internet. Tức là các thiết bị vật lý và các sản phẩm khác được nhúng các cảm biến, phần mềm và internet kết nối với nhau. Chúng cho phép lưu trữ, thu thập thông tin và trao đổi dữ liệu với nhau. Tạo thành hệ thống kết nối liên tục và bền vững.

Sự ra đời của IoT nhằm mục đích giải quyết các vấn đề kết nối, điều khiển tự động. Góp phần giúp cuộc sống và công nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn.

IoT là một bước ngoặt phát triển, mở ra kỷ nguyên công nghệ mới trong hiện tại và tương lai.

Tính ứng dụng của IoT

Công nghệ vạn vật kết nối internet này có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và cả sản xuất công nghiệp. Một số tính ứng dụng của IoT gồm:

  1. Hệ thống nhà tự động thông minh

Một ngôi nhà mơ ước của hầu hết mọi người với các hệ thống tự động quản lý thông minh. Bao gồm: thiết bị chiếu sáng, điều khiển nhiệt độ và lọc không khí, hệ thống an ninh, thiết bị vật dụng kết nối, giải trí, vui chơi, thư giãn,… Tất cả các thiết bị này sẽ được tích hợp thành mạng lưới điều khiển thông qua kết nối internet. chẳng hạn như: Tự động mở cửa, nhận diện khuôn mặt, tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và đèn bật sáng tự động khi có người vào bằng cảm biến nhiệt,… Với sự tiện lợi này, bạn không còn cần phải dùng tay thực hiện mà tất cả sẽ được lập trình tự động hoặc điều chỉnh thủ công theo từng thói quen sinh hoạt của từng hộ gia đình.

  1. Công nghiệp tự động hóa 

Đối với sản xuất công nghiệp thì chi phí lao động và thời gian sản xuất là 2 vấn đề lớn nhất trong công tác quản lý. Nhờ có IoT việc thực hiện các công việc lặp đi lặp lại sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống robot, băng tải tự động… giám sát, thống kê phân tích dữ liệu được lập trình và tự động hằng ngày. Các thiết bị máy móc sẽ được kết nối với nhau để bảo mật thông tin và tránh nhầm lẫn sai sót. Không chỉ vậy, với sự phát triển công nghệ cao AI, việc quản lý kho hàng, sản xuất và quy trình gia công, vận chuyển hàng hóa được tối ưu triệt để. Các thiết bị thông minh còn có thêm chức năng cảnh bảo về việc bảo trì – bảo dưỡng nhằm mục đích đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động hiệu quả nhất có thể. Giảm thời gian lao động và chi phí quản lý giúp chủ doanh nghiệp theo dõi sát và có thể thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp. Để sử dụng tốt các chức năng này, bạn cần xây dựng hệ thống kệ tự động – robot thông minh.

  1. Chăm sóc sức khỏe – y tế giáo dục

Việc chăm sóc sức khỏe, kiểm tra định kỳ mất khá nhiều thời gian vì cần phải đến các cơ sở y tế. Với cuộc sống ngày càng bận rộn, việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cần được nâng cao hơn. Vì thế IoT đã được đưa vào ứng dụng ở lĩnh vực này để giúp con người luôn có thể theo dõi sức khỏe từ các chỉ số đo như: huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, đường huyết, tim mạch, … Máy tự động phân tích dữ liệu giúp bạn phát hiện sớm và cải thiện tình trạng sức khỏe. Đối với giáo dục trẻ nhỏ cũng được giám sát từ xa và giúp bạn biết được tình trạng học hành , giải trí của con trẻ. 

  1. Quản lý chất lượng

Các thiết bị IoT còn được đưa vào giám sát và kiểm soát tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà và các cơ sở công nghiệp. Việc làm này giúp phát hiện lãng phí và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng

  1. Nông nghiệp

Thông qua việc theo dõi điều kiện môi trường, độ ẩm đất và sử dụng phân bón và nước, IoT đưa ra cho bạn danh sách và cải tiến năng suất hiệu quả hơn. Một số thiết bị máy móc có cảm biến IoT còn giúp quyết định thời điểm tốt nhất để gieo trồng và thu hoạch.

Những ứng dụng này chỉ là một phần trong số rất nhiều khả năng mà IoT có thể mang lại. Ngày nay, con người luôn không ngừng nghiên cứu, mở rộng và tận dụng các hiệu năng tuyệt vời mà IoT mang lại. Chính những cải tiến này mà cuộc sống của con người được nâng cao và cải thiện hơn hẳn trước đây. Đặc biệt trong hệ thống nhà kho, các dòng kệ tự động ngày càng thông minh hơn. thay vì những dòng kệ chứa hàng thủ công, công nhân phải sử dụng thiết bị chuyên dụng như xe nâng, cần cẩu, bàn nâng để đưa hàng vào giá kệ sắt thì nay chỉ cần đưa hàng vào băng tải hoặc pallet di động, hàng hóa sẽ được chuyển vào kệ nhanh chóng.

Xem thêm: Kệ tự động là gì

Như vậy, công nghệ IoT chính là con đường mở ra những bước tiến kỹ thuật mới cho nhân loại. Chúng tôi hi vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về IoT là gì và những ứng dụng của chúng.

Bình luận về bài viết này

Thịnh hành

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia